Tin tức

Phương pháp xử lý nước thải nhà máy sản xuất nước giải khát

Theo thống kê của Tổ chức nghiên cứu thị trường MI (Business Monitor International) cho thấy, Việt Nam là quốc gia có lượng tiêu thụ nước ngọt có gas hàng năm lên đến hàng triệu lít, bình khoảng 23 lít/ người/ năm. Bảng dưới đây là những thông số cụ thể về thị trường nước ngọt có gas ở Việt Nam.

 

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Sản xuất (Triệu lít)

871,07

931,37

975,51

1.053,65

1.139,2

1.230,24

1325,59

1.422,36

Tăng trưởng sản xuất hàng năm (%)

8,66

6,92

4,74

8,01

8,12

7,99

7,75

7,30

Tiêu thụ (Triệu lít)

846,38

905,34

948,96

1.026,3

1.111,06

1.201,28

1.295,74

1.391,62

Tiêu thụ tính trên đầu người (Lít/người)

9,63

10,20

10,58

11,32

12,13

12,99

13,89

14,79

Xuất khẩu (Triệu lít)

39,17

40,59

41,30

42,25

43,20

44,19

45,22

46,27

Với nhu cầu sử dụng nước ngọt như trên, các nhà máy sản xuất nước giải khát tại Việt Nam ra đời ngày càng nhiều. Theo thống kê của Bộ Công thương, ngành sản xuất nước giải khát đang trở thành tâm điểm trong nền kinh tế, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước với 1.300 cơ sở sản xuất đi vào hoạt động chỉ trong 5 năm. Cho đến nay, cả nước có gần 2.000 cơ sở sản xuất nước giải khát với tổng công suất thiết kế khoảng 5 tỷ lít/ năm với 3 chủng loại: Nước khoáng có ga và không ga, nước uống tinh khiết, nước ngọt và nước hoa quả các loại.

Sản xuất nước giải khát sinh ra nước thải ô nhiễm

xử lý nước thải nhà máy sản xuất nước giải khát

Quy trình sản xuất nước giải khát

Nhìn vào quy trình sản xuất nước giải khát ở trên, có thể thấy nước thải nhà máy sản xuất nước ngọt xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như lò hơi, máy làm lạnh, tiệt trùng sản phẩm hay hoạt động rửa nhà xưởng, nguyên liệu, máy móc thiết bị, tiệt trùng thành phẩm, loại bỏ các sản phẩm bị hư hỏng, không đạt chất lượng trong quá trình bảo quản và vận chuyển, dầu mỡ rò rỉ từ các thiết bị động cơ. Ngoài ra, nguồn nước thải từ hoạt động sinh hoạt của công nhân cũng như nước mưa chảy tràn cũng góp phần làm nước thải từ nhà máy sản xuất nước ngọt tăng lên với nồng độ các chất gây ô nhiễm cao hơn.

Như vậy, nguồn phát sinh nước thải tại nhà máy sản xuất nước giải khát chủ yếu phát sinh từ nước thải sinh hoạt và vệ sinh máy móc với các thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy như BOD (Nhu cầu oxy sinh hóa), COD (Nhu cầu oxy hóa học), TSS (Chất rắn lơ lửng), chất dinh dưỡng Nito, photpho, … Bảng dưới đây trình bày các thông số về tính chất nước thải ngành sản xuất nước giải khát ở nước ta và thế giới:

Thông số

Thế giới

Việt Nam

Trung bình

Thấp nhất

Lớn nhất

 

pH

7.24

7.02

7.66

5.8-8

TSS (mg/l)

1620

376

2940

250-700

Tính dẫn điện (µS cm-1)

2995

1460

3740

 

Tính kiềm (mg CaCO3/l)

371

270

465

 

COD (mg/l)

1750

620

3470

3.000-4.000

BOD5 (mg/l)

894

728

1745

1.000-3000

Tổng photpho (mg P/l)

89.5

62.4

100.2

10-80

Natrate – Nitrogen (mg N/l)

28.4

8.3

62.5

12-15

Tổng sắt

2.4

1.2

4.5

 

Khi so sánh các hệ số trên với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN40:2011/BTNMT, có thể thấy, các thành phần có trong nước thải ngành sản xuất nước ngọt vượt quá quy định nhiều lần cho phép. Cụ thể như sau:

STT

Thông số

Đơn vị

Giá trị đầu vào

QCVN 40:2011/BTNMT

Cột A

Cột B

1

pH

-

5,8-8

6-9

5,5-9

2

BOD5

Mg/l

1.000-3.000

30

50

3

COD

Mg/l

3.000-4.000

75

150

4

TSS

Mg/l

250-700

50

100

5

Tổng Nito

Mg/l

12-15

20

40

 

 

 

 

 

 

6

Tổng Photpho

Mg/l

10-80

4

6

Chú thích:

  • Cột A: Giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải khi xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
  • Cột B: Giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Việc xử lý nước thải ngành sản xuất nước giải khát là rất cần thiết

Khi hàm lượng các chất hữu cơ dễ phân hủy trong nước thải tăng cao để lại những hệ quả lâu dài, chúng tạo điều kiện cho vi sinh vật yếm khí phát triển, gây mùi hôi khó chịu, thu hút các loài côn trùng gây bệnh đến và gián tiếp tạo ra các căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân cũng như người dân sống quanh khu vực, đồng thời làm ảnh hưởng đến mỹ quan chung. Chưa dừng lại ở đó, nước thải chưa qua xử lý đã ra ngoài môi trường gây ô nhiễm cục bộ, xâm nhập vào đất, nước mặt, nước ngầm. Ngoài ra, chúng còn tác động đến hoạt động sản xuất, chăn nuôi cũng như cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương.

Rõ ràng, việc xử lý nước thải tại các nhà máy sản xuất nước ngọt là rất cần thiết, cần được triển khai ngay từ khi nhà máy vận hành với quy trình xử lý đạt tiêu chuẩn cùng công nghệ tiên tiến.

Phương pháp xử lý nước thải từ nhà máy sản xuất nước ngọt

Trên đây là sơ đồ mô tả quy trình xử lý nước thải nhà máy sản xuất nước ngọt. Với quy trình này, nước thải được dẫn truyền vào bể điều hòa. Các song chắn rác được lắp đặt nhằm mục đích loại bỏ rác thô ban đầu. Từ bể điều hòa, lưu lượng nước và nồng độ chất thải được điều chỉnh, giúp quy trình xử lý được ổn định hơn, tạo điều kiện yếm khí và tránh phát sinh mùi hôi.

Nước thải được dẫn truyền sang bể UASB sau đó chảy qua bể Aerotank, oxy được cấp liên tục và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng. Dưới tác dụng của hệ thống cấp khí, vi sinh vật chuyển hóa các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan thanh sinh khối gọi là bùn hoạt tính. Trọng lực làm bùn rơi xuống đáy, nước sạch nổi lên trên máng thu và đưa qua bồn lọc áp lực.

Trước khi đi tới bể khử trùng, bể lọc có nhiệm vụ loại bỏ các chất lơ lửng còn sót lại. Tại bể khử trùng, phân tử khí ozone được sục vào trong, thực hiện loại bỏ mùi, vi khuẩn, chất ô nhiễm còn tồn dư, khí độc từ đó mang đến một nguồn nước trong sạch nhất, đạt tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước. Tìm hiểu các giải pháp máy ozone xử lý nước thải sản xuất nước giải khát tại website: hsvn.com.vn!

Bài viết khác

Bia lạ đua nhau ra thị trường

Sau bia không say, thị trường lại vừa đón nhận thêm sản phẩm mới làm từ tổ yến. Tuy nhiên, sức tiêu thụ của những sản phẩm này còn khá chậm.

Đóng góp lớn của ngành nước giải khát Việt Nam

Trong năm 2018, nước giải khát hiện là 1 trong 3 nhóm tăng trưởng nhanh nhất của ngành hàng tiêu dùng nhanh - FMCG, 2 nhóm còn lại chính là bia và thực phẩm.

Vindrink áp dụng công nghệ DMS để gia nhập cuộc đua mới của thị trường nước giải khát

VID (Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Vindrink) là một doanh nghiệp trẻ được thành lập từ 2017, với trụ sở chính đặt tại Hà Nội. VID chủ yếu phân phối các loại nước giải khát hàng đầu của Thái Lan, Anh, Úc… tại Việt Nam. Với mạng lưới hậu cần chuyên dụng, đội ngũ phân phối..

Facebook
zalo
hotline