Tăng trưởng ấn tượng
Nhờ sức tiêu thụ tốt nên tăng trưởng giá trị của nhóm đồ uống không cồn ở năm 2018 so với cùng kỳ năm trước là 7%; đồng thời, đóng góp vào ngành tiêu dùng nhanh là 19,7%, ngang ngửa với mặt hàng bia. Nhiều doanh nghiệp nước giải khát khát đã đóng góp hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm tiền thuế cho ngân sách nhà nước và sự phát triển kinh tế của quốc gia.
Số liệu của Tổng cục Thống kê, từ năm 2012, ngành Bia - Rượu - Nước giải khát nội địa đã nộp vào ngân sách hơn 19.134 nghìn tỉ đồng, chiếm gần 4,5% thu ngân sách nhà nước trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. Đến năm 2017, con số đó đã tăng lên 50 nghìn tỉ đồng.
Đại diện Hiệp hội bia rượu - nước giải khát cho biết, thị trường nước giải khát không cồn của Việt Nam đang thể hiện sức hút rất lớn đối với các nhà đầu tư. Nguyên nhân là mức tăng trưởng nội địa liên tục duy trì con số ấn tượng với 6-7%/năm, trong khi những thị trường lớn như Pháp hay Nhật chỉ dừng ở mức khoảng 2%.
Đáp ứng nhu cầu của xã hội
Giữa nhịp sống hiện đại, người dùng ngày càng chú trọng đến các sản phẩm có lợi cho sức khỏe, chính vì thế các sản phẩm làm từ trà, cà phê, nước cây và sữa đã ra đời có nguồn gốc tự nhiên để khách hàng dễ dàng lựa chọn theo nhu cầu.
Đơn cử như Suntory PepsiCo Việt Nam, từ 2 sản phẩm ban đầu khi mới bước chân vào thị trường, đến nay đã có 13 nhãn hiệu được khách hàng tin dùng như Aquafina, Sting, Lipton Ice Tea, Ô Long Tea+ Plus…
Theo kết luận của Bộ Y tế: 107/107 mẫu thành phẩm, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm và bao bì của Suntory PepsiCo Việt Nam đạt yêu cầu trong đợt thanh tra gần đây; cùng với đó, nhãn mác của 51/51 sản phẩm lưu hành của doanh nghiệp cũng đều phù hợp với nội dung đã công bố.
Một tên tuổi quen thuộc khác trong ngành là Coca-Cola Việt Nam cũng nhận được sự hưởng ứng từ khách hàng đã đa dạng danh mục sản phẩm với các loại thức uống hoa quả và trà đóng chai Fuzetea+, cà phê đóng lon Georgia...hay dòng sữa nước Nutriboost với 90-95% thành phần là sữa chất lượng từ New Zealand.
Đóng góp cho cộng đồng
Thống kê từ ngành Công thương, cả nước đang có hơn 1.800 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nước giải khát, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động. Không những thế, các công ty đồ uống còn tạo dựng môi trường làm việc lý tưởng cho người lao động Việt.
Đơn cử như hai nhà đầu tư nước ngoài là Suntory PepsiCo Việt Nam và Coca-Cola Việt Nam đã tạo ra gần chục ngàn lao động trực tiếp và khoảng 6-10 lần số lượng việc làm gián tiếp từ các hoạt động trong chuỗi cung ứng.
Con số ấy còn được nhân lên nhiều lần với sự phát triển của các tên tuổi lớn đến từ Việt Nam như THP, Massan khi mà cuộc đua về phát triển thị trường, đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày một nóng lên.
Nguồn nhân lực và tài năng thế hệ trẻ cũng được chú trọng trong ngành công nghiệp "đang lên" này. Suntory PepsiCo Việt Nam, Coca-Cola, Vinamilk…những công ty đi đầu trong ngành đã không ngừng cải thiện môi trường làm việc để giữ vững là một trong số các công ty hàng đầu trong bảng xếp hạng Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam nhiều năm liền.
Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và nộp ngân sách cho nhà nước, ngành đồ uống Việt Nam còn luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.
Có thể kể đến các hoạt động nổi bật trong thời gian gần đây do các doanh nghiệp thuộc ngành này triển khai như Chương trình Mizuiku - Em yêu nước sạch, Cuộc thi Dynamic: Chinh phục giấc mơ khởi nghiệp; chương trình sinh viên tình nguyện Mùa Hè Xanh, dự án nước sạch và bảo tồn đa dạng sinh học, vùng trữ lũ tại Mekong, các trung tâm hoạt động cộng đồng EKOCENTER...
Nhận định về sự đóng góp của doanh nghiệp nước giải khát Việt Nam, các chuyên gia trong ngành khẳng định rằng ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, góp phần vào ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội, các công ty sản xuất nước giải khát còn thể hiện tốt trách nhiệm cộng đồng, biết hài hòa giữa lợi ích của nhà nước, quyền lợi của doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng.